xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
1.Tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quan hệ vợ chồng thường đi đôi với chế độ tài sản chung. Đó là tài sản mà hai vợ chồng cùng nhau tạo lập sau khi kết hôn. Tuy nhiên, pháp luật cũng công nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng được qui định cụ thể trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Vì vậy, chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp chia tài sản sau khi ly hôn, bên có tài sản không chứng minh được đó là tài sản riêng của mình thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Quan hệ vợ chồng thường đi đôi với chế độ tài sản chung. Đó là tài sản mà hai vợ chồng cùng nhau tạo lập sau khi kết hôn. Tuy nhiên, pháp luật cũng công nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ chồng được qui định cụ thể trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Vì vậy, chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp chia tài sản sau khi ly hôn, bên có tài sản không chứng minh được đó là tài sản riêng của mình thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng.
![]() |
2. Căn cứ xác lập tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng có được bao gồm các tài sản như sau:
- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này;
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Ngoài ra những tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Đồng thời theo qui định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:
- Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo qui định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
- Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
- Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ chồng nhận được theo qui định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
3. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Tài sản riêng của vợ chồng sẽ được quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tuyệt đối. Điều 44 Luật hôn nhân gia đình quy định:
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
- Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
- Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
4. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
Quyền luôn đi liền với nghĩa vụ, đối với những tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng sẽ phải chịu trách nhiệm riêng đối với tài sản đó.
Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;Quyền luôn đi liền với nghĩa vụ, đối với những tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng sẽ phải chịu trách nhiệm riêng đối với tài sản đó.
Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng
theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng
5. Liên hệ luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân & gia đình:
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
Pháp luật thường thức (CÔNG TY TNHH PHÁP LUẬT FANCI)
Điện thoại yêu cầu dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp: 02403.525.676 hoặc Mrs.Lê: 0972.269.296
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Gmail: luatthuongthuc@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng!
Phòng Luật sư HN&GĐ – CÔNG TY TNHH LUẬT FANCI
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
Pháp luật thường thức (CÔNG TY TNHH PHÁP LUẬT FANCI)
Điện thoại yêu cầu dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp: 02403.525.676 hoặc Mrs.Lê: 0972.269.296
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Gmail: luatthuongthuc@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng!
Phòng Luật sư HN&GĐ – CÔNG TY TNHH LUẬT FANCI
Bài viết liên quan
Thủ tục yêu cầu giải quyết ly hôn |
Nguyên tắc phân chia tài sản chung khi ly hôn |
Quy định quyền nuôi con sau khi ly hôn |
Viết đánh giá
Họ và tên:Đánh giá của bạn: Lưu ý: Không hỗ trợ HTML!
Bình chọn: Dở Hay
Nhập mã bảo vệ: